In trang này

Những viên kim cương nổi tiếng

Chỉ có một số ít kim cương trở nên nổi tiếng thế giới do những câu chuyện quá khứ ly kỳ gắn liền với nó hay do độ lớn thật sự đáng kinh ngạc.

 

Chỉ có một số ít kim cương trở nên nổi tiếng thế giới do những câu chuyện quá khứ ly kỳ gắn liền với nó hay do độ lớn thật sự đáng kinh ngạc.

De Beers Millennium Star

Bạn hãy hình dung ra một viên kim cương thật lớn, thật hoàn hảo mà chẳng có một nhà chuyên gia thế giới nào có thể xác định được giá của nó – vâng, đó chính là viên kim cương có tên là De Beers Millennium Star. Nó đã được người ta tìm thấy vào đầu năm 80. tại mỏ De Beers ở Công Gô. Phải mất tới hơn ba năm để các thợ mài mới tạo nên được hình dáng viên đá nhờ vào kỹ thuật của tia laser. Đó là viên kim cương hình quả lê độc nhất thế giới , bên trong và bên ngoài lấp lánh nhất với trọng lượng 203 ct. Harry Oppenheimer, đại gia của ngành công nghiệp kim cương đã miêu tả De Beers Millennium Star như là viên kim cương đẹp nhất mà chưa bao giờ có cơ hội được nhìn thấy. Kim cương có cái tên De Beers Millennium Star đã được đứng đầu trong bộ sưu tập kim cương cùng tên De Beers Millennium Diamond. Bộ sưu tập hoàn chỉnh đó còn có viên kim cương màu xanh duy nhất với tổng trọng lượng cân nặng là 118 carat, hay viên kim cương 27 carat Heart of Eternity. Bộ sưu tập này đã được trưng bày vào năm 2000 tại Nhà vòm Thiên niên kỷ tại Luân đôn (London's Millenium Dome).

Hope

Viên kim cương màu nổi tiếng nhất có tên là niềm hy vọng (Hope), kim cương màu xanh cân nặng 45,52 carat do ông Jean Baptiste Tavernier mang về năm 1642 từ nơi tìm thấy là Ấn độ. Vào năm 1668 ông ta đã bán nó cho vua Ludvic XIV. Với khoản tiền lãi thu được khổng lồ, nhưng sau đó ông đã tiêu sài rất nhanh số tiền vì phải trả món nợ kếch xù của con trai. Tiếp theo Tavernier lại lên đường đi Ấn Độ với hi vọng rằng, sự may mắn sẽ lặp lại, nhưng ông ta đã chết tại đây bởi một bầy chó hoang dữ đã xé xác ông ta. Vua đã đặt tên cho viên đá quí là Kim cương Xanh của Vương miện và trong suốt 118 năm sau đó nó đã được cất giữ, lưu truyền trong các biểu chương của các đời vua Pháp, và thường xuyên được gắn từ đồ kim hoàn quí báu này sang đồ kim hoàn quí báu khác. Vào năm 1792 viên kim cương này bị đánh cắp, thời điểm trùng với lúc xảy ra cuộc cách mạng Pháp. Sau nhiều năm nó đã xuất hiện trở lại ở thành phố Amsterdam, tại đây nó được yêu cầu mài lại tại công ty Wilhelm Fals. Con trai của Fals đã ăn cắp viên kim cương này, bố của ông ta tiếp sau đó với ám ảnh tội lỗi đã bị tổn thương tinh thần và sức khỏe, và chết sau đó. Người con trai đã thấu hiểu được những gì do mình gây ra và đã tử tự theo. Đến năm 1830 một ông chủ nhà băng rất giầu có tên là Henry Hope đã mua được nó và từ đó trở đi viên đá quí bị nguyền rủa này được mang tên của ông ta. Một trong những con cháu của ông ta là huân tước Francis Hope đã rơi vào bờ vực phá sản, vợ của ông ta đã đổ lỗi cho chính viên kim cương đó là nguyên nhân đã gây nên sự đổ vỡ hôn nhân của họ. Người chủ mới, là nhà môi giới tài chính người Pháp Jacques Colot, bị loạn trí và rồi cũng đã tự tử, và hai người chủ tiếp theo của viên kim cương đó đã bị người ta ám sát giết chết. Một ông vua hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đã mua viên đá quí này vào năm 1908 với giá là 400 000 đô la, chẳng bao lâu sau đó đã đâm chết vợ của mình và bị lật đổ mất ngôi vua. Và cả gia đình nhà Edward Mc Lean từ năm 1911, khi ông ta dành được viên kim cương độc hại này đã bị bao thiên tai, xui xẻo theo đuổi. Người ta truyền rằng, chỉ có một cách duy nhất để làm sao thoát khỏi ma lực của đồ vật mang lại bất hạnh đó chính là mang tặng nó đi. Vì thế thật là thú vị khi một nhân vật duy nhất mà không bị gặp bất kỳ sự bất hạnh, xui xẻo nào khi đã có được viên kim cương Hope, chính là thợ kim hoàn người Mỹ Harry Winston. Ông đã mua viên kim cương này của gia đình Mc Lean và đã tặng nó cho học viện Smiths, nơi mà cho đến ngày hôm nay nó được trưng bày như là một khoáng vật kỳ diệu.

Centenary

Được tìm thấy vào tháng 7 năm 1988 tại mỏ Premier của công ty De Beers. Trọng lượng thô của nó là 599,10 carat. Ông tổ thợ mài Gabi Tolkowski cùng với nhóm đông đảo các người giúp việc đã làm việc gần ba năm với viên kim cương, để cuối cùng đã mài thành viên kim cương lớn nhất trên thế giới, có kiểu dáng mài hiện đại, thời trang nhất, độ màu cao và không có tạp chất. Trọng lượng của nó sau khi mài là 273,85 carat và có 247 mặt nhỏ. Vào tháng 5 năm 1991 nó đã được đặt ở tháp Tower tại Luân đôn.

Star of South Africa

Là kim cương thô (với trọng lượng 83,5 carat) do người chăn cừu bản xứ tại Griquatown tìm thấy vào năm 1869. Sự phát hiện ra viên kim cương này đã bắt đầu cho cơn sốt kim cương và hàng trăm ngàn người tìm kiếm đã tràn tới khu vực này. Người chăn cừu đã đổi viên kim cương với chủ một trang trại để lấy 500 cừu, 10 con bò và 1 con ngựa. Viên kim cương sau khi mài thành hình giọt lệ cân nặng 47,69 carat và giá cuối cùng của nó được rao bán đã lên tới mức kỉ lục là 225 000 bảng Anh. Nơi cất giữ viên đá này hiện nay không được ai biết đến, nhưng theo thời gian thì vẫn xuất hiện những hình ảnh cho thấy rõ rằng, nó vẫn đang nằm lưu trữ ở đâu đó.

Cullinan

Vào năm 1905 người ta đã tìm thấy tại mỏ Premier của công ty De Beers viên kim cương lớn nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay. Ở trạng thái thô nó cân được 3106 carat và kích thước của viên tinh thể này là 10x6x5 cm, với độ lớn của nó co thể so sánh với quả bưởi. Kim cương được mang tên là Cullinan để tưởng nhớ tới nhà sáng lập mỏ là ông Thomas Cullinan. Chính phủ tiểu bang Transvaal đã mua viên kim cương đó với giá 1 triệu đô la và đã tặng nó cho vua nước Anh là Edward VII. Vua đã cho mài viên đá này tại Amsterdam, thợ mài đã chia nó thành 2 viên đá nhỏ hơn là Cullinan I và Cullinan II. Cullinan I lớn hơn được đổi tên thành Star of South Africa (ngôi sao vĩ đại của Nam Phi) có cân nặng 530,20 carat. Cullinam II cân nặng 317,5 carat. Cả hai viên kim cương này trở thành bộ phận các biểu chương của hoàng gia Anh.

Koh-i-noor

Koh-i-noor là viên đá có thể được gắn liền với nhiều giai thoại, truyền thuyết nhất. Người ta không biết được nó xuất hiện lần đầu tiên ở nơi nào. Một số lời đồn và truyền thuyết nói rằng, nó đã được lưu truyền trước đây hai ngàn năm, số khác lại cho rằng nó ra đời vào năm 1304. Nó đã nằm trong kho báu của các đại đế Mông Cổ 200 năm . Sau đó nó bị chúa Ba Tư Sah Nadir chiếm lại ... Sau khi ông ta bị ám hại thì những người Afghanistan đã chiếm lấy nó, sau đó là người Sich và vào giữa thế kỷ 19 người Anh đã lấy được nó. Viên kim cương này đã trở thành tài sản của công ty Đông Ấn, rồi sau đó tặng nó cho nữ hoàng Anh Victoria. Nữ hoàng đã cho mài lại kim cương này lần thứ hai (độ lớn của nó được giảm từ 186 carat xuống trọng lượng hiện tại là 108,93 carat), và cuối cùng đã để lại cho vợ (có thể là chồng) vua của Vương quốc Anh. Vào năm 1936 nữ hoàng Anh Elisabet (vợ của vua George VI) đã cho gắn Koh-i-noor vào vương miện của mình.

Taylor - Burton

Vào năm 1969 viên đá cân nặng 69,42 carat này với dáng giọt nước mưa đã được bán đấu giá. Chủ mới của nó là ông Cartier, người New York và ông ta lập tức đặt tên cho nó theo tên của mình chính là Cartier. Song ngay ngày hôm sau diễn viên điện ảnh mỹ Richard Burton đã mua lại nó cho người vợ không kém phần nổi tiếng của mình là Elizabeth Taylor. Vậy là viên kim cương đã được đổi tên thành Taylor-Burton. Buổi ra mắt đầu tiên của nó là ở buổi dạ hội từ thiện đã được tiến hành tổ chức vào giữa tháng 11 ở Monaco, tại đây Taylor đã đeo nó trên cổ với mặt dây chuyền trang sức. Vào năm 1978 nữ diễn viên Mỹ thông báo rằng, sẽ bán đấu giá viên đá đó với mục đích một phần tiền thu được sẽ tặng để xây dựng bệnh viện ở Botswana. Chỉ để được xem nó thì người ta lúc bấy giờ đã phải trả 2500 đô la. Vào tháng 7 năm 1979 cuối cùng viên kim cương đã được bán với giá 3 triệu đô la. Tin cuối cùng về viên kim cương này là nó đang nằm ở Ả rập Xê Út.

De Beers Diamond

Không lâu sau khi thành lập vào năm 1888, công ty De Beers đã có được sự phát hiện lớn đầu tiên của mình. Viên đá kim cương cân nặng 428,5 carat, có màu vàng đậm, ngay lập tức sau khi mài, công ty De Beers đã giới thiệu trưng bày nó tại hội chợ thế giới ở Paris vào năm 1889. Đám đông người xem bị quyến rũ đã ùn ùn tới để được chứng kiến báu vật quí hiếm đó với trọng lượng là 228,5 carat sau khi mài, ở thời điểm đó nó là viên kim cương mài lớn nhất trên thế giới . Sau đó người ta còn tìm thấy được nhiều kim cương tuyệt đẹp, đến nay De Beers Diamond vẫn luôn giữ được vị trí thứ 4 về độ lớn của các viên kim cương đã được mài trên thế giới.


100 viên kim cương lớn nhất thế giới

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %05 %093 %2013 %08:%06
Đánh giá bài này
(0 bình chọn)